Tổng quan các kiến thức liên quan đến hợp đồng dân sự

Hợp đồng được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực dân sự khi thực hiện hành vi mua bán, trao đổi tài sản, dịch vụ,... Vậy hợp đồng dân sự là gì? Quy định về hợp đồng dân sự như thế nào? Chúng khác hợp đồng thương mại ở khía cạnh nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Nhân Hòa nhé!

 


1. Hợp đồng dân sự là gì?
 

Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự ý trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định. Dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Bộ luật dân sự Việt Nam 2015).
Hợp đồng dân sự là một bộ phận các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.
Cần phân biệt thuật ngữ hợp đồng dân sự với thuật ngữ pháp luật về hợp đồng dân sự. Đây là 2 khái niệm không đồng nhất với nhau. Hợp đồng dân sự theo nghĩa chủ quan là quan hệ xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên để thỏa mãn nhu cầu trao đổi trong giao lưu dân sự.
Còn pháp luật về hợp đồng dân sự là sự thừa nhận và là yêu cầu của Nhà nước đối với các giao lưu dân sự đó.
>>> Xem thêm: [QUAN TRỌNG] Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào?

 

2. Quy định chung về hợp đồng dân sự


Nội dung của hợp đồng dân sự bao gồm các điều khoản xác định quyền, nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm của các bên khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng dân sự. Các điều khoản của hợp đồng dân sự bao gồm: điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường, điều khoản tùy ghi.
Điều khoản cơ bản là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng dân sự, được coi là điều kiện cần và đủ để hình thành một hợp đồng dân sự. Điều khoản thông thường là điều khoản không bắt buộc các bên phải thỏa thuận.
Chúng đã được quy định trong các văn bản pháp luật, nếu các bên không thỏa thuận thì sẽ áp dụng theo các quy định của pháp luật hoặc được áp dụng theo tập quán nếu không trái với nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Điều khoản tùy nghi là điều khoản do các bên thỏa thuận.
Theo nguyên tắc chung, một trong các bên tham gia hợp đồng dân sự không thể tự ý thay đổi nội dung của hợp đồng dân sự, nếu vi phạm hợp đồng dân sự thì phải chịu trách nhiệm, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả của vi phạm đó. Việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ các quy định của các văn bản pháp luật liên quan.
Pháp luật dân sự chỉ quy định một số hợp đồng dân sự thông dụng, thường gặp với tính chất đơn giản, đặc trưng cho hợp đồng dân sự đó. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, những thỏa thuận không trái pháp luật, đạo đức xã hội và tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đều có thể coi là hợp đồng dân sự.
>>> Xem thêm: Chữ ký điện tử là gì? Hướng dẫn tạo chữ ký điện tử theo quy định của Pháp luật [CHI TIẾT]

 

3. Đặc điểm của hợp đồng dân sự
 

- Tính thỏa thuận
Hợp đồng dân sự trước hết phải là một thỏa thuận có nghĩa là hợp đồng phải chứa đựng yếu tố tự nguyện khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Yếu tố thỏa thuận đã bao hàm trong nó yếu tố tự nguyện, tự định đoạt và sự thống nhất về mặt ý chí. Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự đặc trưng của hợp đồng so với các giao dịch dân sự khác, đây cũng là yếu tố làm nên bản chất của Luật dân sự so với các ngành luật khác.
Thỏa thuận theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hoà được tất cả các tranh chấp; là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên.

 

- Về chủ thể tham gia hợp đồng dân sự
Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý song phương hay đã phương. Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ: nếu chủ thể là cá nhân thì phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự…).

 

- Mục đích
Hướng tới của các bên khi tham gia hợp đồng là để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Quyền và nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng có phạm vi rất rộng, trước đây trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29-4-1991 (Điều 1) quy định hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm một hoặc không làm công việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không liệt kê cụ thể các quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể đó tuy nhiên về bản chất thì các quyền và nghĩa vụ mà các bên hướng tới khi giao kết, thực hiện hợp đồng là những quyền và nghĩa vụ để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, đó cũng chính là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa hợp đồng dân sự và các hợp đồng kinh tế, thương mại. Yếu tố này giúp phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế.
Mục đích của hợp đồng kinh tế khi các bên chủ thể tham gia là mục đích kinh doanh (nhằm phát sinh lợi nhuận) trong khi đó hợp đồng dân sự các bên tham gia nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế phải là các thương nhân, các công ty, đơn vị kinh doanh (nếu chủ thể là cá nhân thì phải có đăng ký kinh doanh).
>>> Xem thêm: TỔNG QUAN từ A-Z các kiến thức cần biết về HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 

 

4. So sánh hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
 

- Điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại đều là hợp đồng được thành lập bởi sự thỏa thuận của các bên, dựa trên sự tự nguyện. Do đó, hợp đồng dân sự và thương mại cũng có các điểm tương đồng:
+ Cả 2 loại hợp đồng đều có bản chất là giao dịch dân sự. Cả 2 loại đều được thiết lập dựa trên sự bình đẳng, thỏa thuận và sự tự nguyện của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
+ Đều hướng tới các lợi ích chung, hợp pháp của các bên tham gia.
+ Đều có các điều khoản cơ bản, theo quy định của pháp luật như: quy định về chủ thể, đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp…
+ Giống nhau về hình thức: có thể giao kết bằng miệng, bằng văn bản, bằng phương thức điện tử…
+ Sau khi hợp đồng được ký kết, có hiệu lực pháp luật thì các bên sẽ bị ràng buộc và phải thực hiện theo các cam kết và thỏa thuận đã đặt ra.
Hiện nay, bộ luật dân sự có quy định rõ ràng về hình thức giao kết hợp đồng. Hợp đồng có thể được giao kết bằng miệng hoặc bằng văn bản, tùy theo tính chất của hợp đồng và thỏa thuận của các bên tham gia. Thông thường, hợp đồng bằng văn bản sẽ được áp dụng với những giao dịch có tính chất phức tạp.
Một số loại hợp đồng sẽ phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp pháp luật không quy định, các bên cũng có thể thỏa thuận để công chứng, chứng thực nhằm nâng cao giá trị pháp lý cho hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể và bằng phương thức điện tử.
Dù có nhiều điểm tương đồng nhưng hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại cũng có các điểm khác nhau.

 

- Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Để phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, bạn cần lưu ý tới các tiêu chí sau:
+ Chủ thể giao kết hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng dân sự, đối tượng sẽ rộng hơn. Đó có thể là các cá nhân, tổ chức có hoặc không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, đối với hợp đồng thương mại, chủ thể phải là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và người đại diện hợp pháp.
Trong hợp đồng thương mại, bắt buộc phải có 1 bên là thương nhân. Nếu không đáp ứng điều kiện về chủ thể, hợp đồng thương mại sẽ vô hiệu, không có giá trị pháp lý.
+ Mục đích của hợp đồng
Hợp đồng dân sự được thiết lập với mục tiêu thỏa thuận các giao dịch dân sự. Đối tượng của hợp đồng sẽ rộng hơn. Đó có thể là hợp đồng vay vốn, thuê nhà, hợp đồng cho thuê tài sản… 
Nhìn chung, mục đích hướng tới của hợp đồng dân sự là mục đích tiêu dùng, có thể sinh lời hoặc không. Trong khi đó, hợp đồng thương mại thường hướng tới mục đích kinh doanh thương mại và có sinh lời.
+ Điều khoản của hợp đồng
Bên cạnh các điều khoản chung, giống với hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng thương mại có một số điều khoản bắt buộc khác mà hợp đồng dân sự không có. Đó là các điều khoản quy định về việc vận chuyển hàng hóa, điều khoản về bảo hiểm…
+ Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Khi phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, nhất định bạn sẽ không thể bỏ qua sự khác nhau về cơ quan giải quyết tranh chấp của 2 loại hợp đồng. Khi các bên giao kết hợp đồng thương mại, các bên có thể tự thỏa thuận giải quyết nếu có phát sinh tranh chấp.
Trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận thì có thể giải quyết tại tòa án hoặc tại trung tâm trọng tài thương mại, tùy theo sự lựa chọn của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Đối với hợp đồng dân sự, các bên chỉ có thể giải quyết tại tòa án có thẩm quyền. Trung tâm trọng tài thương mại sẽ không có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc dân sự.
+ Phạt vi phạm hợp đồng
Khi giao kết, thực hiện hợp đồng, các bên sẽ bị phạt vi phạm nếu không thực hiện đúng hoặc không thực hiện các nghĩa vụ phát sinh theo quy định tại hợp đồng. Tuy nhiên, các bên sẽ chỉ bị phạt vi phạm nếu trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận về trường hợp phạm vi phạm.
Đối với hợp đồng dân sự, mức phạt không bị giới hạn tối đa. Các bên có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm tùy thích. Tuy nhiên, trong hợp đồng thương mại, các bên có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm nhưng không vượt qua 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.
Có thể thấy, luật thương mại đã quy định rõ ràng về mức phạt tối đa. Đây cũng là một trong những điểm khác nhau quan trọng bạn cần lưu ý khi phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.

 

5. Quy định về phân loại hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
 

Hợp đồng được phân loại như sau:
 

a) Thứ nhất: Phân loại hợp đồng dựa vào mối liên quan giữa chúng
Nếu dựa vào mối liên quan về hiệu lực và chức năng giữa hai hợp đồng với nhau thì các hợp đồng này được xác định thành:
- Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng kia.
- Hợp đồng phụ: Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Theo đó, hợp đồng phụ có chức năng hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính, hợp đồng phụ được thực hiện khi hợp đồng chính không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi đến hạn. Cũng vì vậy, nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu, trừ trường hợp hợp đồng chính vô hiệu nhưng đã được thực hiện toàn bộ hoặc một phần.
Chẳng hạn, giữa hợp đồng vay tài sản với hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay thì hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ.
Trong trường hợp hợp đồng vay vô hiệu và chưa được thực hiện thì hợp đồng thế chấp cũng bị vô hiệu. Nếu hợp đồng vay vô hiệu nhưng bên cho vay đã chuyển tài sản cho bên vay thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực pháp luật và bên thế chấp phải bảo đảm việc trả lại tài sản vay mà bên vay đã nhận.

 

b) Thứ hai: Phân loại hợp đồng dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên và ý nghĩa của việc phân loại
Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được phân thành hai loại sau:
- Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ.
- Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Như vậy, khi xác định một hợp đồng là đơn vụ hay song vụ phải dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (chính là thời điểm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên). Vì vậy, có thể cùng loại hợp đồng nhưng ở trường hợp này là hợp đồng song vụ, ở trường hợp khác lại là hợp đồng đơn vụ.
Chẳng hạn, hợp đồng cho vay được thỏa thuận là có hiệu lực từ thời điểm các bên cùng ký vào văn bản hợp đồng thì hợp đồng vay này là hợp đồng song vụ vì từ thời điểm đó đã phát sinh một quan hệ nghĩa vụ và trong đó cả bên cho vay và bên vay đều có nghĩa vụ (bên cho vay có nghĩa vụ giải ngân, bên vay có nghĩa vụ trả nợ).
Nếu hợp đồng cho vay được thỏa thuận là chỉ có hiệu lực khi bên cho vay đã chuyển tài sản vay cho bên vay thì hợp đồng vay này là hợp đồng đơn vụ vì vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên cho vay không còn nghĩa vụ.

 

c) Thứ ba: Phân loại hợp đồng dựa vào sự trao đổi ngang giá và ý nghĩa của việc phân loại
- Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích từ bên kia chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên kia một lợi ích tương ứng.
- Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào.
Như vậy, căn cứ vào sự trao đổi ngang giá (có đi có lại về lợi ích giữa các bên) để xác định hợp đồng nào là có đền bù, hợp đồng nào là không có đền bù.
Chẳng hạn, hợp đồng mua bán tài sản luôn luôn là hợp đồng có đền bù vì khi bên mua nhận được tài sản do bên bán chuyển giao thì phải chuyển giao lại cho bên bán một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đã nhận; hợp đồng cho vay có lãi là hợp đồng có đền bù vì khi bên vay nhận được lợi ích là được sở hữu vốn vay trong thời hạn nhất định thì phải chuyển giao cho bên cho vay một khoản lợi ích là tiền lãi tương ứng với vốn vay và thời gian vay; hợp đồng cho vay không có lãi là hợp đồng không có đền bù vì bên vay nhận được lợi ích là được sở hữu vốn vay trong một thời hạn nhất định nhưng không phải chuyển giao cho bên cho vay một lợi ích nào tương ứng với việc được sở hữu khoản vay trong thời hạn nhất định.

 

d) Thứ tư: Phân loại hợp đồng theo thời điểm có hiệu lực
- Hợp đồng ưng thuận: Là hợp đồng có hiệu lực trước thời điểm các bên chuyển giao đối tượng của hợp đồng cho nhau
Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và trả tiền cho nhau sau thời điểm này là một hợp đồng ưng thuận.
- Hợp đồng thực tế: Là hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các bên đã chuyển giao đối tượng của hợp đồng cho nhau.
Ví dụ: hợp đồng tặng cho luôn là hợp đồng thực tế, vì pháp luật đã quy định hợp đồng này chỉ có hiệu lực vào thời điểm bên được tặng cho đã nhận được tài sản tặng cho.


6. Kết luận


Trên đây là khái niệm hợp đồng dân sự là gì và một số điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự. Hy vọng qua các điểm giống và khác nhau này, bạn đã có thể phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Từ đó thỏa thuận và tạo lập hợp đồng hiệu quả nhất, đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. 
Mọi thắc mắc về các quy định liên quan tạo chữ ký điện tử, chữ ký số trên hóa đơn hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử ESOC hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ: 

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ ESOChttps://esoc.vn/dang-ky-nhan-tu-van 

Liên hệ thông tin sau để được tư vấn kỹ hơn:

Tổng đài: 1900 6680

Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom 

Dịch vụ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký số: https://esoc.vn

Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html 

Đăng ký nhận tư vấn
Bài viết liên quan

Là giải pháp ký kết ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi thay thế cho phương thức ký kết truyền thống đã có phần lạc hậu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về top 5+ tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ký kết hợp đồng điện tử qua email đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn nhiều so với việc ký kết hợp đồng truyền thống trên giấy tờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của hợp đồng, quy trình ký kết hợp đồng điện tử qua email cần tuân thủ một số bước nhất định. Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Với những tính năng ưu việt, hợp đồng điện tử dần trở nên phổ biến, thay thế phương thức ký kết truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là những nguyên tắc và quy trình giao kết hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo sử dụng phương thức ký kết này một cách hiệu quả.

Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại bởi tính pháp lý của hợp đồng này, vậy tính pháp lý của hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất!

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, hợp đồng điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong giao dịch kinh tế và thương mại điện tử. Với sự tiện lợi của giải pháp ký số tài liệu, tự động hóa quy trình ký kết đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên, hợp đồng điện tử còn có các phân loại đa dạng, vậy cụ thể có những loại hợp đồng điện tử nào? Ví dụ minh họa về các loại hợp đồng điện tử ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc.