Phân loại hợp đồng điện tử và cách sử dụng phù hợp

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, hợp đồng điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong giao dịch kinh tế và thương mại điện tử. Với sự tiện lợi của giải pháp ký số tài liệu, tự động hóa quy trình ký kết đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên,  hợp đồng điện tử còn có các phân loại đa dạng, vậy cụ thể có những loại hợp đồng điện tử nào? Ví dụ về các loại hợp đồng điện tử ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc. 

 

 

1. Phân loại các loại hợp đồng điện tử 

Tùy theo dạng thức thể hiện, cấu thành cũng như mục tiêu sinh ra hợp đồng mà HDDT được chia thành các phân loại khác nhau cụ thể bao gồm: 

1.1 Chia theo cách thức cấu thành

a, Hợp đồng truyền thống ( hợp đồng giấy) được đưa lên Internet

Hợp đồng truyền thống là hợp đồng soạn thảo trên giấy, được tải lên Internet thông qua việc quét tài liệu hoặc chuyển đổi sang định dạng file PDF.

Hợp đồng này có nút tick xanh để thể hiện sự đồng ý với các điều khoản hợp đồng, người dùng có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý ký kết hợp đồng. 

Tuy nhiên, việc đưa hợp đồng giấy lên Internet chỉ đơn thuần là việc chuyển đổi định dạng, không đủ tính pháp lý, tính bảo mật còn hạn chế và có thể bị giả mạo.

Ví dụ minh họa: 

Công ty A đã tuyển dụng một nhân viên mới và cần ký kết hợp đồng lao động truyền thống giấy để quản lý quan hệ lao động. Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19 phức tạp, công ty A muốn giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên và quản lý để phòng chống lây nhiễm.

Do đó, công ty A đã quyết định chuyển đổi hợp đồng lao động truyền thống giấy sang định dạng điện tử và đưa lên Internet. Cụ thể, công ty A đã quét hợp đồng giấy và chuyển đổi thành định dạng PDF, sau đó đăng tải trên hệ thống quản lý tài liệu điện tử của công ty.

b, Hợp đồng hình thành qua giao dịch điện tử

Đây là loại hợp đồng không mất thời gian soạn thảo thủ công mà các nội dung trên hợp đồng sẽ được hình thành trong quá trình giao dịch tự động, dựa vào các thông tin khách hàng đã khai báo trên hệ thống giao dịch.

Để hợp đồng được hoàn tất, khách hàng buộc phải xác nhận “ Tôi đã hiểu và đồng ý với các nội dung điều khoản hợp đồng”. Sau khi bên bán nhận được thông tin xác nhận sẽ gửi lại cho người mua một xác nhận về hợp đồng thông qua các phương tiện điện tử như tin nhắn, email, fax,…

Ví dụ minh họa: 

Khi thực hiện giao dịch mua bán trên một trang web thương mại điện tử. Khi người mua đồng ý mua sản phẩm và thanh toán trực tuyến xác nhận các điều khoản về đổi trả, người bán cũng đồng ý xác nhận đơn hàng cho người mua. Trong quá trình này, thông qua hình thức điện tử, hai bên đã đạt được một thỏa thuận và hình thành một Hợp đồng mua bán. Các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng cũng được đưa ra trên trang web thương mại điện tử và được hai bên đồng ý trước khi thực hiện giao dịch.

c, Hợp đồng điện tử hình thành qua email (thư điện tử)

Giao kết qua thư điện tử cũng là một hình thức của hợp đồng điện tử, các quy trình tạo lập cũng giống như hợp đồng truyền thống nhưng thay vì được lên 1 nền tảng internet thì phương tiện giao kết hợp đồng sẽ thông qua máy tính, email,...

Ưu điểm của loại hợp đồng điện tử này chính là tốc độ nhanh và tối ưu chi phí. Tuy nhiên, việc giao kết qua email có tính bảo mật thấp, dễ bị lộ thông tin và giá trị pháp lý của các bên chưa được đảm bảo. 

Ví dụ minh họa: 

Một ví dụ về hợp đồng điện tử được hình thành qua email là khi hai bên đàm phán và đồng ý điều khoản của một hợp đồng bằng cách trao đổi email. Sau khi hai bên đồng ý về các điều khoản của hợp đồng, một bên sẽ phụ trách chuyển đổi sang file hợp đồng chuẩn sang định dạng PDF và thực hiện gửi qua email cho bên còn lại để xem xét. Bên nhận sẽ xem xét nội dung của hợp đồng, đồng ý và ký vào file PDF của hợp đồng sau đó gửi lại file đã ký bằng email. 

1.2 Chia theo mục đích sử dụng 

a, Hợp đồng thương mại ( hợp đồng kinh tế) 

Hợp đồng thương mại là một loại hợp đồng được sử dụng trong các hoạt động thương mại, trong đó các bên tham gia thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ với nhau. Hợp đồng thương mại điện tử với một bên là doanh nghiệp, nên còn lại có chức năng xác định các điều khoản hợp đồng ( thông điệp dữ liệu) của hợp đồng đó, đồng thời hợp đồng thương mại cũng yêu cầu các thông điệp dữ liệu đó cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn của pháp luật đối với hợp đồng thương mại điện tử. 

Hợp đồng thương mại có những đặc điểm như: 

  • Có ít nhất ba bên tham gia hợp đồng: với 2 bên là đối tượng giao kết và bên còn lại là bên thứ ba, trung gian cung cấp dịch vụ phần mềm ký hợp đồng điện tử và chứng thực. 

  • Mục đích của việc ký kết là tạo ra lợi nhuận trong thương mại

Ví dụ minh họa: 

Công ty A cần mua một số lượng lớn nguyên liệu từ công ty B để sản xuất sản phẩm của mình. Sau khi đàm phán và thỏa thuận về giá cả và các điều kiện giao hàng, hai công ty đã ký kết một hợp đồng mua bán nguyên liệu.

Hợp đồng thương mại này gồm các thông tin như:

  • Tên và địa chỉ của hai công ty

  • Số lượng và chủng loại nguyên liệu được mua bán

  • Giá cả và cách thức thanh toán

  • Thời gian giao hàng và điều kiện vận chuyển

  • Các cam kết và điều khoản bảo đảm quyền lợi của hai bên

Hợp đồng này có thể được ký kết trực tiếp giữa hai công ty hoặc thông qua giao dịch điện tử. Sau khi ký kết, hai công ty phải tuân thủ các điều khoản và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình.

b, Hợp đồng lao động điện tử 

Hợp đồng lao động điện tử là một dạng hợp đồng điện tử được sử dụng trong quá trình tuyển dụng và quản lý lao động của một doanh nghiệp. Hợp đồng lao động điện tử cung cấp các thông tin về nội dung công việc, điều kiện làm việc, mức lương, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và nhà tuyển dụng. 

Các điều khoản của hợp đồng lao động điện tử phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả nhà tuyển dụng và người lao động. Việc sử dụng hợp đồng lao động điện tử giúp giảm thiểu thủ tục giấy tờ, tối ưu hóa quy trình quản lý nhân sự và nâng cao tính chính xác và minh bạch của quá trình tuyển dụng và quản lý lao động.

Ví dụ minh họa: 

Công ty ABC là một doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu tuyển dụng một nhân viên kinh doanh. Nhà tuyển dụng đã gửi đến ứng viên một bản hợp đồng lao động điện tử qua email, chứa đựng các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận giữa hai bên. Bản hợp đồng này được chữ ký số hóa bởi cả hai bên để xác nhận đồng ý với nội dung của hợp đồng.

Sau khi được ứng viên ký kết và trả lại qua email, bản hợp đồng lao động điện tử này sẽ có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng lao động giấy truyền thống. Công ty ABC sẽ sử dụng hợp đồng lao động điện tử này để quản lý và giám sát quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên kinh doanh, và giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra trong quá trình làm việc.

c, Hợp đồng dân sự điện tử 

Hợp đồng dân sự điện tử là một dạng hợp đồng được thực hiện qua mạng Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác, giữa hai hay nhiều bên có quyền và nghĩa vụ dân sự tương đương nhau. Hợp đồng này chứa đựng các điều khoản và điều kiện được các bên thỏa thuận nhằm bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong giao dịch dân sự. 

Ví dụ minh họa: 

Các loại hợp đồng dân sự điện tử phổ biến bao gồm hợp đồng mua bán, hợp đồng cho thuê, hợp đồng vay tiền, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng xây dựng, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thầu, hợp đồng bảo hiểm và nhiều hợp đồng khác. Sử dụng hợp đồng dân sự điện tử giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và tăng tính chính xác trong quá trình thực hiện giao dịch.

2. Lời kết

Với sự đa dạng của hợp đồng điện tử và khả năng ứng dụng đa dạng lĩnh vực, các doanh nghiệp và tổ chức có thể ứng dụng giải pháp này để tạo ra những hợp đồng điện tử ứng dụng trong thương mại, quản lý nhân sự… giúp cải thiện hiệu quả hoạt động và tiết kiệm thời gian và chi phí. Trên đây là toàn bộ kiến thức về các loại hợp đồng điện tử cùng các ví dụ đi kèm, hi vọng qua những thông tin trên sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng vào thực tiễn kinh doanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ESOC để được tư vấn miễn phí! 

=======================

Thay đổi phương thức ký kết truyền thống - Xây dựng doanh nghiệp chuyển đổi số không giấy tờ! 

ESOC là phần mềm hợp đồng điện tử toàn diện được phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn pháp lý về xác thực điện tử bằng chữ ký số, OTP trên cơ sở Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, nghị định 130/2018/NĐ-CP và Bộ luật lao động 2019 thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng lao động điện tử. 

Giải pháp hợp đồng điện tử ESOC

Tiêu chuẩn pháp lý: Đáp ứng đầy đủ tính pháp lý về giao dịch điện tử xác thực điện tử trong nhiều lĩnh vực như: Dân sự, Thương mại, ...

Tiêu chuẩn kỹ thuật: Giải pháp bảo mật chống tấn công từ bên ngoài 24/7, hệ thống đáp ứng mọi thiết bị USB Token, HSM, ...

Dễ dàng thực hiện: Người dùng dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với đối tác, doanh nghiệp với cá nhân.

Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm tối ưu: lên đến 90% thời gian và chi phí so với phương thức ký kết hợp đồng giấy truyền thống tại doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ ESOC: https://esoc.vn/dang-ky-nhan-tu-van 

 

Liên hệ thông tin sau để được tư vấn kỹ hơn:

Tổng đài: 1900 6680

Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom 

Dịch vụ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký số: https://esoc.vn

Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html 

 

Đăng ký nhận tư vấn
Bài viết liên quan

Là giải pháp ký kết ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi thay thế cho phương thức ký kết truyền thống đã có phần lạc hậu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về top 5+ tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp.

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, cách hiểu về hợp đồng dân sự.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ký kết hợp đồng điện tử qua email đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn nhiều so với việc ký kết hợp đồng truyền thống trên giấy tờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của hợp đồng, quy trình ký kết hợp đồng điện tử qua email cần tuân thủ một số bước nhất định. Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Với những tính năng ưu việt, hợp đồng điện tử dần trở nên phổ biến, thay thế phương thức ký kết truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là những nguyên tắc và quy trình giao kết hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo sử dụng phương thức ký kết này một cách hiệu quả.

Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại bởi tính pháp lý của hợp đồng này, vậy tính pháp lý của hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất!