Những điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại bạn cần biết

Điều khoản thanh toán trong hợp đồng là nội dung không thể thiếu trong hợp đồng thương mại. Việc quy định cụ thể và chi tiết về thời hạn thanh toán, địa điểm, phương thức, hậu quả của việc chậm thanh toán, hay các chế tài trong trường hợp chậm thanh toán là rất cần thiết. 

1. Phương thức thanh toán
Trong thương mại quốc tế chúng ta thường gặp các phương thức thanh toán sau:

a) Phương thức thanh toán tiền mặt (Cash Payment)
Phương thức này có thể áp dụng khi ký hợp đồng, khi đặt hàng (CWO - Cash With Order), hoặc khi giao hàng (COD - Cash On Delivery) hoặc khi người bán xuất trình chứng từ (CAD - Cash Against Documents).
Tuy nhiên, phương thức này sẽ gặp khó khăn do chế độ quản lý ngoại hối của các nước.

b) Phương thức thanh toán không kèm chứng từ
Đây là phương thức tách giao hàng và thanh toán tiền hàng, ngân hàng chỉ đóng vai trò người thu hộ tiền nên rủi ro rất lớn. Nó chỉ được áp dụng khi mua bán giữa các bên thân quen hoặc các công ty mẹ-con. Các phương thức thường gặp:
- Phương thức chuyển tiền (Transfer)
Đây là phương thức người mua khi nhận được thông tin giao hàng hay khi nhận được hàng  người mua sẽ lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người bán.
Chuyển tiền có thể được thực hiện bằng thư (M/T – mail transfer), bằng điện (thanh toán T/T – Telegraphic transfer),…
- Phương thức nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng hoặc dịch vụ sẽ ủy thác cho ngân hàng thay mình đòi tiền người mua hàng. Nhờ thu có các hình thức:
+ Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)
Theo phương thức này người bán sau khi giao hàng, lập chứng từ gửi cho người mua để người mua đi nhận hàng. Người bán lập hối phiếu (bill of exchange) nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua hàng.
Phương thức này khi sử dụng sẽ phát sinh nhiều rủi ro: người mua không có tiền trà, trong khi họ đã nhận hàng, hoặc giá hàng trên thị trường giảm, người mua không muốn nhận hàng nữa,…Vì vậy ngân hàng sẽ không thu được tiền hộ người bán.
+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
Theo phương thức này để khống chế người mua, người bán sau khi gửi hàng, lập chứng từ thanh toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua hàng. Ngân hàng chỉ chuyển chứng từ để người mua đi nhận hàng khi  người mua trả tiền hối phiếu hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Nhờ thu kèm chứng từ có hai loại: trả tiền khi nhận chứng từ (D/A - documents against acceptance).
Tuy vai trò của ngân hàng đã được nâng lên mức không chế người mua nhưng người bán vẫn gặp rất nhiều rủi ro như sử dụng hối phiếu trơn, nên phương thức này chỉ sử dụng khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu tin cậy lẫn nhau.

c) Phương thức thanh toán kèm chứng từ
- Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)
Điều 2 UCP-600 quy định “Tín dụng là một thỏa thuận, dù được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp.
Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức trong đó ngân hàng cam kết, theo yêu cầu của bên mua, sẽ trả tiền cho bên bán hay bất cứ người nào theo lệnh của người bán, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng (L/C – letter of credit) .
Trong phương thức này các bên đã nâng vai trò của ngân hàng thành người khống chế cả người bán lẫn người mua. Người mua chỉ nhận được chứng từ để đi nhận hàng khi họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
Vì vậy, ngân hàng sẽ yêu cầu người mua phải ký quỹ mở L/C thường bằng 100% giá trị lô hàng. Người bán cũng chỉ nhận được tiền hàng khi và chỉ khi giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa và làm đúng yêu cầu của L/C. Vì vậy, phương thức này hay được áp dụng khi các bên không tin tưởng lẫn nhau.

- Phương thức ủy thác mua (Authority to purchase) 
Theo phương thức này người mua ủy thác cho ngân hàng mua hối phiếu và chứng từ do người bán xuất trình sau khi giao hàng. Hoạt động trả tiền thường được thực hiện tại nước người bán nên rất thuận lợi cho người bán khi thu nhận tiền sau khi bán hàng.

 

2. Thời gian thanh toán
 

Thời hạn thanh toán được các bên thỏa thuận sau khi đồng ý mua bán hàng hóa với nhau. Thông thường trong thương mại quốc tế thanh toán tiền hàng có thể được thực hiện theo các giai đoạn cụ thể do các bên thỏa thuận. 
Cụ thể, có thể trả trước hoặc trả sau khi nhận được hàng, trả ngay khi nhận hàng hoặc kết hợp cả 3 hình thức trên.
Tuy nhiên, để thuận tiện và linh hoạt trong quá trình thanh toán và bán được hàng thì bên bán sẽ cho phép bên mua thanh toán theo nhiều giai đoạn khác nhau:
- Trả trước giao hàng là cách người mua cấp tín dụng cho người bán, vì vậy giá hàng 2 bên đều phải tính toán lợi nhuận mà người mua bị mất do trả tiền sớm, người bán nhận được khi chưa giao hàng để có giá mua bán thích hợp. Cách trả này thường được áp dụng khi người mua yếu thế hoặc tầm quan trọng của hàng hóa.
- Trả ngay là hình thức khi bên mua hàng nhận được hàng hóa của bên bán, kiểm tra đủ số lượng, đảm bảo chất lượng hàng hóa như thỏa thuận thì ngay lúc này bên nhận hàng tiến hành thanh toán và nhận được chứng từ thanh toán của bên mua. Cách trả tiền này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
- Trả tiền sau là cách thanh toán ít được các doanh nghiệp sử dụng vì tính đảm bảo của nó không cao, khả năng xảy ra tranh chấp. Đây là hình thức người bán cấp tín dụng cho người mua hàng, vì vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng người ta sẽ tính phần lãi suất bị mất, rủi ro tiền tệ vào trong giá hàng. Giá hàng trả sau bao giờ cũng cao hơn so với giá hàng trả trước và giá hàng trả ngay.
- Trường hợp kết cả 03 cả phương thức trên thì các doanh nghiệp có thể tự thỏa thuận với nhau thanh toán theo từng giai đoạn. Tức là, giai đoạn thanh toán trước sẽ thanh toán 25% giá trị hàng hóa, đây được xem là một khoản cọc để đảm bảo hàng hóa.
Tiếp theo thanh toán 50% giá trị hàng hóa ngay tại thời điểm nhận được hàng hoặc chứng từ thanh toán. Sau cùng, các bên có thể thỏa thuận sau khi nhận hàng được 01 tháng hoặc hơn vào thanh toán tiếp 25% giá trị hàng hóa còn lại.

 

3. Số tiền thanh toán


- Số tiền thanh toán ghi bằng số.
- Số tiền thanh toán ghi bằng chữ.

 

4. Đồng tiền thanh toán


Đồng tiền thanh toán có thể giống hoặc khác với đồng tiền tính giá. Khi hai đồng tiền này khác nhau cần xác định tỷ giá quy đổi hai đồng tiền này, trong đó đặc biệt lựa chọn tỷ giá của công cụ thanh toán nào, tỷ giá mua vào hay bán ra.
Trong thương mại quốc tế, đồng tiền quy định trong điều khoản thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba tùy theo sự thỏa thuận của các bên liên quan. 
Người bán thường muốn lấy đồng tiền đang lên giá, còn người mua muốn trả bằng đồng tiền đang giảm giá. Để lựa chọn đồng tiền, người ta thường dựa vào các cơ sở sau: Giá trị của đồng tiền, mục đích của các bên, hiệp định thương mại, mặt hàng...
Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán có thể là một. Trong trường hợp đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá không trùng nhau, ví dụ đồng tiền tính giá là ĐỒNG, còn đồng tiền thanh toán là USD thì trong hợp đồng các bên phải xác định tỷ giá quy đổi. 
Trên thị trường tiền tệ có rất nhiều loại tỷ giá để các bên lựa chọn: tỷ giá chính thức, tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá của nước xuất khẩu, tỷ giá của nước nhập khẩu, tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra,…

 

5. Chứng từ thanh toán


Chứng từ thanh toán thường bao gồm các loại sau:
- Hối phiếu (Bill of Exchange).
- Các chứng từ hàng hóa.
Các chứng từ này bao gồm: hóa đơn thương mại (Invoice), phiếu đóng gói (Packing list), giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality), giấy tờ nhận khối lượng, giấy chứng nhận số lượng,...
- Vận đơn (Bill of Lading - B/L).
Đây là chứng từ do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng để xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Trong nhiều trường hợp, vận đơn đóng vai trò như chứng từ sở hữu hàng hóa, ai có vận đơn người đó có quyền sở hữu hàng. Có nhiều loại vận đơn khác nhau, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn vận đơn làm chứng từ thanh toán HS Codes.
- Chứng từ bảo hiểm.
Đây là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm thường có: Bảo hiểm đơn và Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm đơn (Insurance policy) gồm có các nội dung: các điều khoản chung quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên và các điều khoản riêng biệt về đối tượng bảo hiểm: tên hàng, số lượng hàng, tên phương tiện chuyên chở, trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm,…Bảo hiểm đơn thường được sử dụng khi các bên ít quen biết, ít tin tưởng lẫn nhau, các bên không ký hợp đồng bảo hiểm dài hạn.
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ bảo hiểm do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm theo hợp đồng dài hạn. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ gồm các điều khoản về đối tượng bảo hiểm: tên hàng, số lượng hàng, tên phương tiện chuyên chở, trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm,…

 

6. Địa điểm thanh toán


Nếu áp dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt, các bên cần thỏa thuận về địa điểm thanh toán là địa điểm của bên bán hay địa điểm giao nhận hàng, trụ sở của bên mua hoặc một địa điểm khác do một trong 2 bên ấn định.
Nếu áp dụng phương thức thanh toán qua nghiệp vụ ngân hàng, các bên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm thanh toán.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý trong trường hợp áp dụng các phương pháp thanh toán quốc tế. Người mua phải thanh toán 100% tiền hàng vào tài khoản người thanh toán.

 

7. Chế tài chậm trễ thanh toán


Thông thường, các bên thường bỏ qua nội dung này khi đàm phán, thỏa thuận. Trường hợp các bên không thỏa thuận sẽ áp dụng quy định của pháp luật khi xảy ra tranh chấp.
Trường hợp các bên có thỏa thuận, có thể thỏa thuận về mức lãi suất trong thời gian chậm thanh toán, thời hạn chậm thanh toán được chấp thuận, các chế tài khác trong trường hợp chậm thanh toán.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý tới các trường hợp được miễn trách nhiệm nếu chậm trễ thanh toán, liên quan đến các trường hợp bất khả kháng hoặc được bên bán chấp thuận.

 

8. Kết luận


Trên đây là những nội dung có trong điều khoản thanh toán thanh toán hợp đồng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập các điều khoản thanh toán trong hợp đồng phù hợp, đảm bảo hoạt động giao kết thuận lợi cho cả 2 bên. 
Để được tư vấn kỹ hơn về hợp đồng điện tử, bạn hãy liên hệ đến Nhân Hòa theo những thông tin sau:

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ ESOChttps://esoc.vn/dang-ky-nhan-tu-van 

Xem thêm: Hợp đồng thương mại điện tử

Tổng đài: 1900 6680

Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom 

Dịch vụ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký số: https://esoc.vn

Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html 

 

Đăng ký nhận tư vấn
Bài viết liên quan

Là giải pháp ký kết ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi thay thế cho phương thức ký kết truyền thống đã có phần lạc hậu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về top 5+ tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp.

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, cách hiểu về hợp đồng dân sự.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ký kết hợp đồng điện tử qua email đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn nhiều so với việc ký kết hợp đồng truyền thống trên giấy tờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của hợp đồng, quy trình ký kết hợp đồng điện tử qua email cần tuân thủ một số bước nhất định. Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Với những tính năng ưu việt, hợp đồng điện tử dần trở nên phổ biến, thay thế phương thức ký kết truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là những nguyên tắc và quy trình giao kết hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo sử dụng phương thức ký kết này một cách hiệu quả.

Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại bởi tính pháp lý của hợp đồng này, vậy tính pháp lý của hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất!