Pháp luật quy định thế nào về tính pháp lý của hợp đồng điện tử?

Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại bởi tính pháp lý của hợp đồng này, vậy tính pháp lý của hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất! 

 

 

1. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử 

1.1. Hợp đồng điện tử là gì? 

Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Theo Điều 33, Chương 4, Luật Giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH11, hợp đồng điện tử được định nghĩa là: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu” 

Trong Luật Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2006, hợp đồng điện tử được định nghĩa là hợp đồng được hình thành, diễn ra và kết thúc bằng phương tiện điện tử theo các quy định của pháp luật. 

 

1.2. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. 

Theo Điều 35 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau: 

Điều quan trọng đầu tiên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. 

=> Các bên có quyền quyết định sử dụng phương tiện điện tử để giao kết và thực hiện hợp đồng, nhưng phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và pháp luật về hợp đồng. 

=> Điều này đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng điện tử và sự bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia vào hợp đồng.

Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

 => Việc thỏa thuận này giúp đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của thông tin liên quan đến hợp đồng điện tử và đồng thời giúp tăng cường tính pháp lý của hợp đồng.

2. Pháp luật quy định ra sao về tính pháp lý của hợp đồng điện tử? 

2.1 Tổng hợp điều luật quy định thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được thể hiện ở việc pháp luật đã có sự quy định chi tiết về phạm vi áp dụng của giải pháp này. Vậy pháp luật quy định về hợp đồng điện tử như thế nào? 

Trả lời:

Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 đã quy định về tính pháp lý của hợp đồng điện tử tại Chương 4 - Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Theo Điều 34 của Luật này, tính pháp lý của hợp đồng điện tử được thừa nhận: "Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu."

Ngoài ra, Điều 14 của Luật Giao dịch điện tử 2015 cũng quy định rằng thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. 

Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

=> Kết Luận: Do đó, Pháp luật Việt Nam công nhận hiệu lực của các hợp đồng điện tử nếu hợp đồng đó được thực hiện đúng quy định. Điều này cho thấy sự đáng tin cậy của hình thức giao kết hợp đồng điện tử, giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình kinh doanh và giảm chi phí hoạt động. 

2.2 Điều kiện để hợp đồng điện tử có tính pháp lý/có hiệu lực

Để hợp đồng điện tử có tính pháp lý, hay nói cách khác để hợp đồng điện tử trong giao dịch/ký kết đảm bảo có hiệu lực, hợp đồng đó cần đáp ứng một số quy định chi tiết. Vậy hợp đồng điện tử được coi là có hiệu lực khi nào

Trả lời

Điều này được Pháp luật quy định cụ thể trong 2 điều Luật sau: 

Căn cứ Khoản 2, Điều 31, Mục 3, Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về Cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi trường mạng: “Khi đưa ra các thông tin về điều kiện hợp đồng cho người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng lưu trữ và tái tạo được các thông tin đó”. 

Căn cứ Khoản 1, Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử:

“1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:

a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;

b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”

=> Như vậy, Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi và chỉ khi nó đáp ứng được Hai điều kiện sau: 

Thứ nhất: Đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin trong hợp đồng 

Để đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin trong hợp đồng, cần phải đảm bảo rằng thông tin không bị chỉnh sửa hoặc thay đổi trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình lưu trữ, hiển thị hoặc trao đổi chứng từ điện tử.

Thứ hai: Thông tin trong hợp đồng điện tử có thể truy cập được. 

Thông tin trong hợp đồng điện tử phải được cho phép truy cập và sử dụng hoàn chỉnh khi cần thiết. Việc chỉnh sửa hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp đồng chưa hoàn tất ký kết và có sự đồng ý của các bên tham gia.và có sự đồng ý của các bên tham gia.

3. Lời kết

Trong thời đại số hóa, hợp đồng điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến, đáp ứng nhu cầu của nhiều lĩnh vực kinh doanh. Điều quan trọng là hợp đồng điện tử phải đáp ứng được các yêu cầu pháp lý và được đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin. Vì vậy, việc sử dụng hợp đồng điện tử không chỉ tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan mà còn đảm bảo tính minh bạch và chính xác cho quá trình giao dịch. Hơn nữa, với việc phát triển của công nghệ, hợp đồng điện tử sẽ ngày càng được phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu.

Hi vọng qua những thông tin trên mà ESOC cung cấp sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng vào thực tiễn kinh doanh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ESOC để được tư vấn miễn phí! 

=======================

Thay đổi phương thức ký kết truyền thống - Xây dựng doanh nghiệp chuyển đổi số không giấy tờ! 

ESOC là phần mềm hợp đồng điện tử toàn diện được phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn pháp lý về xác thực điện tử bằng chữ ký số, OTP trên cơ sở Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, nghị định 130/2018/NĐ-CP và Bộ luật lao động 2019 thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng lao động điện tử. 

Giải pháp hợp đồng điện tử ESOC

Tiêu chuẩn pháp lý: Đáp ứng đầy đủ tính pháp lý về giao dịch điện tử xác thực điện tử trong nhiều lĩnh vực như: Dân sự, Thương mại, ...

Tiêu chuẩn kỹ thuật: Giải pháp bảo mật chống tấn công từ bên ngoài 24/7, hệ thống đáp ứng mọi thiết bị USB Token, HSM, ...

Dễ dàng thực hiện: Người dùng dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với đối tác, doanh nghiệp với cá nhân.

Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm tối ưu: lên đến 90% thời gian và chi phí so với phương thức ký kết hợp đồng giấy truyền thống tại doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ ESOC: https://esoc.vn/dang-ky-nhan-tu-van 

Xem thêm: Lợi ích của hợp đồng điện tử

Liên hệ thông tin sau để được tư vấn kỹ hơn:

Tổng đài: 1900 6680

Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom 

Dịch vụ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký số: https://esoc.vn

Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html 

 

Đăng ký nhận tư vấn
Bài viết liên quan

Là giải pháp ký kết ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi thay thế cho phương thức ký kết truyền thống đã có phần lạc hậu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về top 5+ tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp.

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, cách hiểu về hợp đồng dân sự.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ký kết hợp đồng điện tử qua email đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn nhiều so với việc ký kết hợp đồng truyền thống trên giấy tờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của hợp đồng, quy trình ký kết hợp đồng điện tử qua email cần tuân thủ một số bước nhất định. Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Với những tính năng ưu việt, hợp đồng điện tử dần trở nên phổ biến, thay thế phương thức ký kết truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là những nguyên tắc và quy trình giao kết hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo sử dụng phương thức ký kết này một cách hiệu quả.

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, hợp đồng điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong giao dịch kinh tế và thương mại điện tử. Với sự tiện lợi của giải pháp ký số tài liệu, tự động hóa quy trình ký kết đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên, hợp đồng điện tử còn có các phân loại đa dạng, vậy cụ thể có những loại hợp đồng điện tử nào? Ví dụ minh họa về các loại hợp đồng điện tử ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc.