Hợp đồng thương mại điện tử - 3 Điểm khác biệt doanh nghiệp nhất định phải nắm vững.

Với những tính năng ưu việt của hợp đồng thương mại điện tử, dạng thức giao kết hợp đồng này đã được ứng dụng phổ biến trong giao thương, buôn bán. Vậy những đặc điểm của hợp đồng TMĐT là gì? Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều gì khi sử dụng? Bạn đọc hãy theo dõi trong bài viết sau đây! 

 

1. Hợp đồng thương mại điện tử là gì?

1.1. Khái niệm giao kết hợp đồng thương mại điện tử 

Căn cứ Điều 119, Chương VIII, Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”. 

Quy định này cho thấy việc sử dụng phương tiện điện tử trong giao dịch dân sự được công nhận và chấp nhận như các giao dịch truyền thống. Tuy nhiên, các giao dịch này cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, bao gồm việc xác định danh tính của các bên tham gia, xác nhận đồng ý với nội dung của hợp đồng, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của thông tin trong quá trình trao đổi.

Việc coi giao dịch điện tử như giao dịch bằng văn bản cũng giúp tăng tính minh bạch và chính xác trong quá trình thực hiện các giao dịch, đồng thời giảm thiểu được rủi ro phát sinh trong quá trình trao đổi thông tin và giải quyết tranh chấp, tạo cơ sở pháp lý khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số. 

Mặt khác, căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005 quy định về hợp đồng điện tử cụ thể như sau: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu mà các bên đã thỏa thuận việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ hợp đồng được tạo ra, được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác”. 

Khái niệm giao kết thương mại bằng hợp đồng điện tử:  là quá trình bên mua & bên bán tham gia vào giao dịch thương mại sử dụng các thông điệp điện tử để trao đổi thông tin và đạt được thỏa thuận giao kết hợp đồng. 

1.2. Ví dụ về giao kết thương mại bằng hợp đồng điện tử

Giao kết hợp đồng thương mại điện tử có thể là quá trình thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên một trang web thương mại điện tử. Trang web thương mại điện tử được thiết kế để cung cấp đầy đủ hoặc một phần các bước trong quy trình mua bán, bao gồm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, giao kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ, thanh toán và hỗ trợ sau bán hàng.

Một ví dụ về giao kết thương mại bằng hợp đồng điện tử là các hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến, hợp đồng cung cấp dịch vụ qua mạng, hợp đồng kinh doanh trực tuyến, và các giao dịch tài chính như chuyển khoản trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Các hợp đồng này đều được xem như là hợp đồng điện tử và có giá trị pháp lý như các hợp đồng truyền thống khác. 

2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử 

2.1. Có ít nhất 3 chủ thể tham gia trong hợp đồng thương mại điện tử 

Trong hợp đồng thương mại điện tử, có ít nhất ba chủ thể tham gia. Ngoài bên bán và bên mua, còn có nhà cung cấp dịch vụ mạng và chứng thực chữ ký điện tử tham gia vào quá trình giao dịch. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và chứng thực chữ ký điện tử không có quyền tham gia vào quá trình giao kết, tuy nhiên, họ có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của thông tin trong hợp đồng và đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng.

2.2. Quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử được tiến hành thông qua thông điệp dữ liệu.

Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định rằng "Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu." 

Ngoài ra, Điều 14 của Luật này cũng quy định rằng "Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu."

Do đó, hợp đồng thương mại điện tử được pháp luật công nhận tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ. Tức là, nếu các điều kiện về tính chất của hợp đồng và các quy định pháp luật được tuân thủ đầy đủ, hợp đồng thương mại điện tử có thể được sử dụng trong trường hợp tranh chấp và được xem là một bằng chứng pháp lý có giá trị.

Phương tiện thực hiện: 

Trong quá trình này, các bên có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin như email, trang web, ứng dụng di động, hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp để trao đổi thông tin và ký kết hợp đồng. Đồng thời các bên sử dụng các chữ ký điện tử, mã hóa thông tin, chứng thực bảo mật để đảm bảo tính bảo mật và chính xác trong quá trình trao đổi thông tin.

=> Chính vì thế, để sử dụng hợp đồng thương mại điện tử đúng pháp luật, các bên tham gia trong hợp đồng điện tử cần tuân thủ các quy định pháp luật về giao dịch điện tử, bao gồm việc đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, sử dụng các phương tiện điện tử phù hợp để thực hiện giao dịch. 

2.3. Căn cứ đảm bảo tính pháp lý và phạm vi áp dụng khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử 

Tương tự như hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử cũng chỉ được hình thành khi các bên tham gia đồng ý với các điều khoản và quy định được đưa ra một cách rõ ràng và minh bạch. Các bên tham gia phải thực hiện hợp đồng dựa trên tinh thần tự nguyện, đồng thời tuân thủ những quy định pháp lý liên quan đến việc lập hợp đồng.

Phạm vi áp dụng: 

Theo Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005, các lĩnh vực sử dụng hợp đồng điện tử là văn bản trong hoạt động cơ quan Nhà nước, kinh doanh và các hoạt động khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, hợp đồng điện tử sẽ không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Căn cứ pháp lý: 

Với mỗi đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử đều có những điểm khác biệt cơ bản về tính chất cũng như tính năng của sản phẩm. Các đơn vị sẽ có những thiết kế giao diện, cách thức xác thực người dùng, quy trình thực hiện giao kết hợp đồng, cơ chế bảo mật thông tin, và các chức năng hỗ trợ…. khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải đáp ứng được các quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử và đảm bảo tính pháp lý, bảo mật thông tin và hiệu quả trong thực hiện giao kết hợp đồng điện tử.

Với Hệ thống ESOC, Nhân Hòa đã xây dựng dựa trên căn cứ theo quy định pháp luật Việt Nam, cụ thể các văn bản pháp luật sau đây:

- Luật mẫu thương mại điện tử UNCITRAL của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại điện tử.​

- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2005 hiệu lực từ 01/03/2006.​

- Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

- Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.​

- Thông tư 22/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số​

- Luật thương mại: 36/2005/QH11 về áp dụng Hợp đồng điện tử trong giao dịch thương mại.

- Bộ luật lao động 45/2019/QH14 về áp dụng Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động.

- Bộ luật dân sự: 91/2015/QH13 về áp dụng Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự.

Xem thêm: Tính pháp lý của Hợp đồng điện tử

  Đăng ký dùng thử miễn phí: https://esoc.vn/dang-ky-nhan-tu-van 

3. Kết luận

Trong tương lai gần, sự phát triển của Hợp đồng điện tử là không thể phủ nhận và ngày càng được tối ưu, tạo tính thuận tiện nhất cho người dùng. Với sức nóng của loại giải pháp này, các doanh nghiệp buộc phải trang bị cho mình những kiến thức liên quan để dẫn đầu công cuộc chuyển đổi số, thành công trong việc nâng cấp văn hóa doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm khách hàng vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh.

Trên đây là những đặc điểm cơ bản mà doanh nghiệp cần nắm vững trong quá trình tìm hiểu và sử dụng hợp đồng điện tử, nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng comment hoặc liên hệ chúng tôi để được giải đáp! 

 

Liên hệ thông tin sau để được tư vấn kỹ hơn:

Tổng đài: 1900 6680

Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom 

Dịch vụ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký số: https://esoc.vn

Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html 

 

Đăng ký nhận tư vấn
Bài viết liên quan

Là giải pháp ký kết ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi thay thế cho phương thức ký kết truyền thống đã có phần lạc hậu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về top 5+ tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp.

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, cách hiểu về hợp đồng dân sự.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ký kết hợp đồng điện tử qua email đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn nhiều so với việc ký kết hợp đồng truyền thống trên giấy tờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của hợp đồng, quy trình ký kết hợp đồng điện tử qua email cần tuân thủ một số bước nhất định. Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Với những tính năng ưu việt, hợp đồng điện tử dần trở nên phổ biến, thay thế phương thức ký kết truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là những nguyên tắc và quy trình giao kết hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo sử dụng phương thức ký kết này một cách hiệu quả.

Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại bởi tính pháp lý của hợp đồng này, vậy tính pháp lý của hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất!