[QUAN TRỌNG] Các loại hợp đồng kinh tế mới nhất 2023

Trong thực tế, hợp đồng kinh tế có vai trò trung gian, là cầu nối giao kết giữa các chủ thể với nhau. Hầu như các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều trải qua việc ký kết hợp đồng kinh tế. Vậy hợp đồng kinh tế là gì? Các loại hợp đồng kinh tế như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

 

 

1. Hợp đồng kinh tế là gì?


Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng kinh tế đã không còn được quy định rõ về khái niệm nữa,. Tuy nhiên, theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, có thể hiểu hợp đồng kinh tế là một văn bản thể hiện thỏa thuận của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Trong đó, hợp đồng thỏa thuận cho các hoạt động như hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ,... Ngoài ra, hợp đồng cũng thỏa thuận về việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật.
Hợp đồng kinh tế cũng là một loại hợp đồng dân sự. Vì thế trong hợp đồng phải quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời hợp đồng cũng phải được thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện của tất cả các bên chủ thể.
>>> Xem thêm: Những điều khoản thanh toán trong hợp đồng thương mại bạn cần biết

 

2. Quy định đối với hợp đồng kinh tế


a) Văn bản pháp lý quy định về hợp đồng kinh tế
Khi ký kết hợp đồng kinh tế, các bên cần áp dụng dựa trên 2 văn bản pháp luật cơ bản, đó là Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005. Hai văn bản này đang có hiệu lực pháp luật, được thay thế cho các văn bản trước đây như pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Bộ luật dân sự 2015 hay Luật thương mại 1997.
b) Đại diện ký kết hợp đồng
Theo quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng này bắt buộc phải có một bên chủ thể là pháp nhân. Do đó, việc thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế sẽ được thực hiện bởi người đại diện. Theo quy định hiện hành, người đại diện được chia thành 2 loại
- Đại diện đương nhiên theo pháp luật
- Đại diện theo ủy quyền
Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện đương nhiên theo pháp luật. Đối với công ty TNHH 1 thành viên, người đại diện theo pháp luật là tổng giám đốc. Đối với công ty hợp danh thì người đại diện sẽ là các thành viên hợp danh
Người đại diện đương nhiên theo pháp luật có quyền đại diện cho doanh nghiệp để ký kết hợp đồng. Trong trường hợp người đại diện không ký thì có thể ủy quyền cho một cá nhân khác. Người được ủy quyền sẽ chỉ được ký hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền và phải có giấy ủy quyền
c) Nội dung hợp đồng kinh tế
Khi tìm hiểu các quy định về hợp đồng kinh tế, chắc chắn không thể bỏ qua các quy định về nội dung của hợp đồng. Theo quy định, nội dung của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận, dựa trên những quy định của pháp luật
Nội dung của hợp đồng thể hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Những điều khoản này có thể làm phát sinh/thay đổi/ chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Trong đó, cũng như hợp đồng thông thường, nội dung của hợp đồng kinh tế thường bao gồm các 3 loại điều khoản sau:
- Điều khoản chủ yếu
Đây là các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Nếu thiếu các điều khoản này, hợp đồng có thể được coi là vô hiệu. Theo quy định của bộ luật dân sự 2015, các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm:
+ Đối tượng của hợp đồng: ghi rõ các bên chủ thể, họ tên, mã số thuế (nếu có)
+ Đối tượng của hợp đồng (số lượng, quy chuẩn hàng hóa…)
+ Phương thức thanh toán, giá
+ Cách thức thực hiện, thời hạn để thực hiện hợp đồng
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể
d) Điều khoản thường lệ
Đây là điều khoản thường có trong hợp đồng, các bên có thể đưa vào hoặc không. Nếu các bên không thỏa thuận gì khác trong hợp đồng thì pháp luật sẽ quy định là các bên đã mặc nhiên công nhận
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các quy định của pháp luật tương ứng sẽ được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như các điều khoản về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán…
- Điều khoản tùy nghi
Đây là các điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này thường được thỏa thuận khi pháp luật chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng các bên có thể vận dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh. Chẳng hạn như điều khoản về giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra
>>> Xem thêm: Luật hợp đồng điện tử bao gồm những nội dung nào? 

 

3. Một số loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay


Đối tượng của hợp đồng kinh tế rất rộng và đa dạng và mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể lại có những nét đặc trưng riêng. Với những đặc trưng riêng đó thì lại được điều chỉnh, chi phối bằng pháp luật liên quan khác nhau để 02 bên tham gia áp dụng đúng quy định pháp luật.
Hiện nay các loại hợp đồng kinh tế chúng ta thường thấy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại như:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hợp đồng kinh tế song ngữ
- Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh...
- Hợp đồng kinh tế xây dựng
- Hợp đồng kinh tế thương mại
- Hợp đồng dịch vụ
- Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư như:  Hợp đồng hợp tác kinh doanh,
- Hợp đồng liên doanh liên kết
- Hợp đồng thương mại đặc thù như hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…
>>> Xem thêm: Phần mềm hợp đồng điện tử [TỐT NHẤT]

 

4. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế


Nhắc đến hợp đồng kinh tế, chúng ta có thể nhắc đến 03 đặc điểm nổi trội có thể kể đến như:
Mục đích của hợp đồng kinh tế là gắn liền với hoạt động kinh doanh. Tức là hợp đồng sẽ gắn với các hoạt động mua bán, sản xuất, hoặc việc trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh và trong hoạt động đó thì một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh để sinh lợi nhuận.
Đặc điểm của chủ thể hợp đồng thì một bên phải là pháp nhân, bên còn lại có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc là pháp nhân theo quy định. Và nội dung hợp đồng kinh tế đã giao kết phải phù hợp với lĩnh vực, hoạt động ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
Hình thức của hợp đồng bắt buộc phải được thực hiện bằng văn bản hoặc các tài liệu chứng minh giao dịch và phải có chữ ký xác nhận của các bên về điều khoản, nội dung 02 bên đã thoả thuận dưới các hình thức khác nhau như qua công văn, thư điện tử, điện báo…

 

5. Mẫu hợp đồng kinh tế


Hợp đồng kinh tế hay có thể còn được gọi là hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa ... Mỗi dạng hợp đồng kinh tế có những đặc trưng riêng biệt, tuy nhiên phải đảm bảo các nguyên tắc pháp lý căn bản sau:
+ Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên (có thể là giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với doanh nghiệp)
+ Các điều khoản trong hợp đồng kinh tế phải rõ ràng, không trái với quy định của pháp luật
(img x5)

 

6. Kết luận


Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn quy định về hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành. Đây là một loại hợp đồng phổ biến. Vì thế, các bên cần lưu ý thật kỹ khi giao kết, tránh tình trạng hợp đồng vô hiệu hoặc ảnh hưởng tới quyền/nghĩa vụ của các bên tham gia.
Để được tư vấn kỹ hơn về hợp đồng điện tử, bạn hãy liên hệ đến Nhân Hòa theo những thông tin sau:

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ ESOChttps://esoc.vn/dang-ky-nhan-tu-van 

Xem thêm: Hợp đồng thương mại điện tử

Liên hệ thông tin sau để được tư vấn kỹ hơn:

Tổng đài: 1900 6680

Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom 

Dịch vụ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký số: https://esoc.vn

Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html 

 

Đăng ký nhận tư vấn
Bài viết liên quan

Là giải pháp ký kết ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi thay thế cho phương thức ký kết truyền thống đã có phần lạc hậu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về top 5+ tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp.

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, cách hiểu về hợp đồng dân sự.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ký kết hợp đồng điện tử qua email đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn nhiều so với việc ký kết hợp đồng truyền thống trên giấy tờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của hợp đồng, quy trình ký kết hợp đồng điện tử qua email cần tuân thủ một số bước nhất định. Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Với những tính năng ưu việt, hợp đồng điện tử dần trở nên phổ biến, thay thế phương thức ký kết truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là những nguyên tắc và quy trình giao kết hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo sử dụng phương thức ký kết này một cách hiệu quả.

Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại bởi tính pháp lý của hợp đồng này, vậy tính pháp lý của hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất!