GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CHÍNH XÁC NHẤT CỦA HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

“Hợp đồng điện tử” là một cụm từ vừa quen vừa lạ, quen vì thường xuyên được nhắc đến trên khắp các phương tiện truyền thông như tivi, báo chí, mạng xã hội,… Lạ vì có quá nhiều thông tin chưa được chuẩn xác về vai trò, quy trình giao kết, đặc biệt là tính hợp pháp của các loại văn bản, hợp đồng được ký kết điện tử.

Về khái niệm, hợp đồng điện tử là một dạng hợp đồng được mô hình hóa theo các điều Luật quy định và được thực hiện triển khai trên một hệ thống phần mềm.

Trong khoảng 10 năm qua, hợp đồng điện tử đã là một trong những hạn mục về ký kết điện tử được Luật Việt Nam công nhận, cho phép phát triển và ứng dụng trong nhiều ngành nghề thương mại, dân sự.

Vậy hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy không? Như thế nào là một hợp đồng điện tử hợp pháp? Đội ngũ pháp chế ESOC sẽ giải đáp câu hỏi đang được số đông các Nhà Lãnh Đạo quan tâm trong quá trình tìm hiểu.

Căn cứ Luật Dân sự, Điều 119 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp

luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.”

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005 quy định về giao dịch diện tử cụ thể như sau:

Quy định điều Điều 33 quy định về Hợp đồng điện tử:

“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

Quy định điều Điều 34 Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử:

“Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Quy định về Điều 11 Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu:

“Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Như vậy, dù hợp đồng điện tử được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu thì giá trị pháp lý vẫn được pháp luật công nhận tính pháp lý và được phép công bố khi một trong các chủ thể tham gia giao kết không thực hiện hoặc vi phạm quyền và nghĩa vụ hợp đồng.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam đã công nhận các quy định sau là cơ sở hợp pháp để tăng giá trị pháp lý cho hợp đồng điện tử:

  • Nội dung tài liệu/hợp đồng điện tử chỉ có thể mở và xem được bằng phương pháp mã hóa hợp pháp mà hai bên đã thỏa thuận nhằm đảm bảo tính chính xác và bảo mật hợp đồng.
  • Nội dung của hợp đồng điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh (thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu).
  • Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng: Ngoài hai chủ thể tham gia giao kết, chủ thể thứ ba chính là nhà cung cấp dịch vụ mạng hoặc các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử có thẩm quyền xác thực chữ ký điện tử trên hợp đồng.
  • Hợp đồng điện tử còn mang tính phi biên giới do được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu nên việc thực hiện ký kết hợp đồng được diễn ra ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. 
  • Dựa trên Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005, những lĩnh vực được sử dụng hợp đồng điện tử là văn bản trong hoạt động cơ quan Nhà nước, kinh doanh và các hoạt động khác do pháp luật quy định.
  • Mặt khác, Hợp đồng điện tử sẽ không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Hiểu được nổi lo lắng trong việc đổi mới và phát triển kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật ESOC đã cho ra mắt "phần mềm giao kết hợp đồng điện tử" không chỉ đáp ứng đầy đủ tính pháp lý về việc xác thực điện tử, mà còn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam vào từng tính năng có trên hệ thống, chắc chắn sẽ mang lại một quy trình quản lý chuyên nghiệp, bảo mật, đảm bảo chuẩn hóa vòng đời hợp đồng khi thực hiện giao kết điện tử.

Trên đây là các quy định tạo nên giá trị pháp lý cho hợp đồng điện tử. được trích từ các điều khoản đã được pháp luật Việt Nam quy định.

Hệ thống ESOC được xây dựng căn cứ theo quy định pháp luật Việt Nam, cụ thể các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật mẫu thương mại điện tử UNCITRAL của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại điện tử.​

  • Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2005 hiệu lực từ 01/03/2006.​

  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

  • Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.​

  • Thông tư 22/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số​

  • Luật thương mại: 36/2005/QH11 về áp dụng Hợp đồng điện tử trong giao dịch thương mại.

  • Bộ luật lao động 45/2019/QH14 về áp dụng Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động.

  • Bộ luật dân sự: 91/2015/QH13 về áp dụng Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự.

Nếu có thắc mắc khác hoặc muốn trải nghiệm phần mềm Hợp đồng điện tử ESOC, vui lòng để lại thông tin đến bộ phân tư vấn để được liên hệ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký nhận tư vấn
Bài viết liên quan

Là giải pháp ký kết ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giải pháp hợp đồng điện tử ngày càng được lựa chọn và ứng dụng rộng rãi thay thế cho phương thức ký kết truyền thống đã có phần lạc hậu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về top 5+ tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn được giải pháp phù hợp.

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ khái niệm, cách hiểu về hợp đồng dân sự.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc ký kết hợp đồng điện tử qua email đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn nhiều so với việc ký kết hợp đồng truyền thống trên giấy tờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và giá trị pháp lý của hợp đồng, quy trình ký kết hợp đồng điện tử qua email cần tuân thủ một số bước nhất định. Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Với những tính năng ưu việt, hợp đồng điện tử dần trở nên phổ biến, thay thế phương thức ký kết truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sau đây là những nguyên tắc và quy trình giao kết hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo sử dụng phương thức ký kết này một cách hiệu quả.

Hợp đồng điện tử đã trở thành một trong những công cụ cần thiết trong hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thế nhưng, so với hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại bởi tính pháp lý của hợp đồng này, vậy tính pháp lý của hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất!